Sơ đồ website Liên hệ Góp ý
THPT Nguyen Dinh Chieu
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
    • Tiểu Sử Nguyễn Đình Chiểu
    • Tổ Chức
      • Ban Giám Hiệu
      • Tổ Chuyên Môn
    • Cơ sở vật chất
    • Hình ảnh
  • Tin tức
    • Tin nhà trường
    • Tuyển sinh
    • Tin giáo dục
  • Văn bản
    • Thông báo
    • Văn Bản
  • Dạy & Học
    • Tổ Toán
    • Tố Lý
    • Tổ Hóa - Sinh
    • Tổ Tin - CN
    • Tổ Văn
    • Tổ Sử - Địa - GDCD
    • Tổ Ngoại Ngữ
    • Tổ TD - GDQP
  • Học Đường
    • Kỹ Năng
    • Hướng Nghiệp
  • Liên Hệ
 
Login
14:43 - 30/10/2017
NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM TÔI

NGƯỜI THẦY TRONGTRÁI TIM TÔI

Xin kính tặngthầy Trần Văn Tâm

Nguyên hiệu trưởng thường THPTBán công Dĩ An.

Khi ngồi viết những dòng chữ này, trước mắt tôi  hiện lên rõ rệt về người thầy kính yêu củatôi ngày nào. Một người thầy sống mẫu mực: thanh liêm, giản dị, được sự quý mếncủa đồng nghiệp, sự kính nhớ của học trò.

NGƯỜI THẦY TRONGTRÁI TIM TÔI

Xin kính tặngthầy Trần Văn Tâm

Nguyên hiệu trưởng thường THPTBán công Dĩ An.

 

Khi ngồi viết những dòng chữ này, trước mắt tôi  hiện lên rõ rệt về người thầy kính yêu củatôi ngày nào. Một người thầy sống mẫu mực: thanh liêm, giản dị, được sự quý mếncủa đồng nghiệp, sự kính nhớ của học trò.

Nhớ lại ngày ấy, theo sự phân công của Sở Giáo Dục-Đào tạo Sông Bé (Tên cũ của tỉnh Bình Dương trước đây) tôi được trở về dạy đúngngôi trường mà tôi và bạn bè đã có với nhau những kỷ niệm đẹp về thầy cô. Để từ đó chắp cánh  ước mơ trong tôi, cho tôi yêu quý nghề dạyhọc.

Bước vào mái trường xưa, tôi bắt gặp một người đangcúi lom khom nhặt nhạnh  những viên đá,gạch vỡ trên sân đất rồi đem bỏ gọn vào gốc cây phượng vĩ. Hình ảnh ấy khiến tôikhông nghĩ ra ai khác mà đó chính là thầy Tâm – Thầy hiệu trưởng trường tôi.Tính thầy vẫn vốn cẩn thận như xưa...thầy sợ trong giờ chơi, học trò vô tình“đạp phải thì tội”. Gặp tôi, như biết trước, thầy nở nụ cười rồi vui vẻ bảo“xin chào đón cô học trò cũ trở về mái trường xưa”. Nhìn thầy, tôi nhận thấythầy nay đã thay đổi nhiều, dáng thầy đi chậm chạp hơn, mái tóc cũng bạc đinhiều vì “bụi phấn”. Nhưng ở thầy vẫn còn đó đôi mắt đầy nghiêm khắc nhưng rấtđỗi hiền từ, vẫn là nụ cười kính đáo nhưng cũng rất đỗi thân thiện của ngàynào.

Không hiểu từ lúc nào hình ảnh người thầy đáng kính ấyđã khắc sâu vào tâm trí để cho tôi được yêu quý và tự hào về thầy.

Cả cuộc đời thầy đã hy sinh thầm lặng cho sự nghiệptrồng người. Từ khi bước vào nghề dạy học, được sự hướng dẫn tận tình của thầy,tôi đã dần trưởng thành và cảm nhận được rằng: thầy chính là người đầu tiênkhai tâm cho tôi bằng chính những phẩm chất cao quý của thầy. Thầy luôn sốngvới cái tâm trong sáng và nhân hậu. Sở dĩ sau này trong tôi có được cách cư xửđúng mực, yêu thương, gần gủi với các em học sinh cũng chính là sự ảnh hưởng từthầy tôi. Thầy là tấm gương sáng cho tôi soi vào để nhận ra rằng làm nghề dạyhọc không phải dễ. Thầy thường bảo “Làm nghề dạy học có nhiều kiến thức chuyênmôn chưa đủ mà còn phải có một cái tâm và cả cái tình”. Khi ấy hãy còn là mộtgiáo viên trẻ nên mọi việc đối với tôi đều rất mới mẻ. Tôi hăm hở học hỏi từthầy, từ đồng nghiệp để tích lũy thêm vốn kinh nghiệm mong ngày càng hoàn thiệnmình hơn.
Đã bao năm qua mặc dù không có điều kiện về quê thăm thầy nhưng trong tâm trítôi vẫn hiện lên rất rõ về nơi ở của thầy. Một ngôi nhà vách ván đơn sơ, mộcmạc khuất sau những vòm lá xanh. Xung quanh là hàng rào cây dâm bụt nở hoa đỏthắm, một loài hoa dân dã, bình dị như chính cuộc sống của thầy. Trước nhà thầycó một chum nước đầy để dành cho những người khác lỡ đường có nước uống, nhấtlà vào những buổi trưa hè nóng bức. Trong nhà mọi vật dụng có vẻ cũ kỹ nhưngtất cả đều được sắp xếp ngăn nắp và sạch sẽ. Thầy  và cô sống chung với mẹ già, nhìn gương mặtngười mẹ già rất đổi hiền lành và phúc hậu. Tôi vẫn còn nhớ hôm ấy, trong khichờ đợi thầy về, ngồi thưa chuyện cùng bà, bỗng tôi nghe tiếng thưa: “Thưa mácon mới về”...Giật mình khi nghe giọng nói quen thuộc của thầy, tôi nhìn ra cửathấy thầy đứng khoanh tay, cúi đầu lễ phép chào bà. Điều khiến tôi bất ngờ ởđây là vì thầy đã gần sáu chục tuổi rồi mà vẫn còn “đi thưa, về trình” với bàkính trọng đến như vậy. Chính hình ảnh ấy đã theo tôi đến tận bây giờ để chotôi học tập và truyền dạy “bài học ấy” cho các em học sinh.

Ngoài ra thầy còn là một thầy giáo sống hết mực thanh liêm. Đó cũng chính là đức tính quý báu khiến mọi người (kể cả những người lớn tuổi) càng thêm quý trọng thầy. Thầy rất yêu thương, quan tâm đến đồng nghiệpvà các em học sinh của mình. Đã biết bao lần trái tim thầy rung động trướcnhững mảnh đời bất hạnh của các em để rồi thầy suy tư, trăn trở tìm mọi cách giúpđỡ các em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, tiếp tục việc học tập củamình.

Trong những ngày nghỉ cuối tuần, thầy thường hay đi câu cá. Nhìn thầy mặc chiếc áo ngoài đã bạc màu, ngồi trên chiếc xe đạp xưachạy bon bon trên những con đường quê, tôi như thấy lòng thầy thanh thản đến lạ thường. Có lẽ vì thầy đang được trở về với thiên nhiên hay đó là chính sự trởvề với nguồn cội.

Đã mười mấy năm trôi qua, vậy mà ngày chồng tôi ra đi đột ngột vì căn bệnh hiểm nghèo;không ngại đường xa, sức yếu thầy cũng đã đến chia sẻ nỗi đau cùng gia đìnhtôi. Điều đó khiến tôi thật sự xúc động! Nhờ thầy, tôi có thêm nghị lực để sốngvà tiếp tục nghề dạy học...

Giờ đây thầy đã nghỉ hưu nhưng mọi người dân quê tôiluôn nhắc nhở về thầy với một lòng tôn kính dành cho “một nhà giáo mẫu mực,sáng ngời về đạo đức”.

Xin cho tôi được tri ân đến thầy tôi với tất cả lòngkính mến của mình. Và qua đó tôi cũng muốn mọi người có thể thấy được rằng: xãhội dù có phát triển đến đâu đi nữa thì vẫn cần lắm những nhà giáo có đạo đứccao quí như thầy tôi. Đúng như lời Bác dạy “cần, kiêm, liêm, chính, chí công,vô tư”. Đó chính là phẩm chất đạo đức gắn liền với những hoạt động hàng ngàycủa con người với người, những con người quên mình chăm lo cho lợi ích chungcủa nhân dân. Và thầy tôi xứng đáng được tôn vinh!

Lê Thị PhươngDung

(GV trường THPTNguyễn Đình Chiểu) 


Người đọc
435
Nguồn
Ban Giám Hiệu
Chia sẻ
advertise 2
advertise 3
advertise 1

Bản đồ

Hình ảnh


Ðịa chỉ: 814 A Đại Lộ Bình Dương - P. Hiệp Thành - TP. Thủ Dầu Một - Bình Dương

Tel: (0274) 3939 888 - (0274) 3616 626