Trường THPT Bình Phú được thành lập từ tháng 6 năm 1973 toạ lạctrên địa bàn xã Tân Định tiếp giáp với các xã Tân An, Định Hoà, Tương Bình Hiệp (TX. TDM) và Hoà Lợi (H. Bến Cát). Ban đầu là Trường Tỉnh Hạt BìnhPhú do nhân dân đóng góp xây dựng để đáp ứng nhu cầu học tập của con em ngườidân trong khu vực. Để ghi nhớ sự đoàn kết thống nhất đóng góp xây dựng của người dân địa phương hết lòng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nên những ngườisáng lập đã quyết định đặt tên trường là Bình Phú (các xã trên thuộc tổng Bình Phú xưa). Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng Trường được đổi tên là Trường THPT Bình Phú cho đến nay.
Qua 35 năm hình thành và phát triển, trường THPT Bình Phú đã vượt qua không ít khó khăn và thử thách. Với sự lãnh đạo của ngành, Chi bộ, Ban Giám Hiệu, tập thể giáo viên công nhân viên từng bước đưa Trường THPT Bình Phú vượtqua những khó khăn và thực hiện đạt được hiệu quả cao trong nhiệm vụ giáo dụcđã được Đảng, chính quyền, ngành giáo dục và nhân dân địa phương tin tưởng giaophó.
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Thị ủy, UBND TX.TDMvà Sở Giáo dục–đào tạo Bình Dương. Hội Cha mẹ học sinh và các mạnh thường quânđã tích cực hỗ trợ nhà trường về đầu tư cở sở vật chất, trang thiết bị, họcbổng cho học sinh nghèo. Học sinh cần cù, chăm chỉ siêng năng học tập. Tập thểgiáo viên đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc.
2. Khó khăn:
Trong 5 năm vừa qua nhà trường đã gặp phải nhiều khó khăn từ việccơ sở vật chất ngày càng xuống cấp trầm trọng, công tác tổ chức có nhiều biếnđộng do sát nhập Trường THPT BC Bình Phú vào rồi lại tách cấp THCS ra nhưng lạihoạt động chung 1 cơ sở, toàn trường có lúc lên tới 60 lớp không đủ phòng họcphải mượn thêm phòng học của Trường TH Mỹ Thuật (Khu Mội nước) cách xa cơ sởchính trên 3km.
PHÁT TRIỂN SỐ LƯỢNG:
1- Về cơ sở vật chất:
Trường Bình Phú ngay từ đầu thành lập cho đến nay luôn giữ vữngtruyền thống nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Năm học đầu tiên 1973–1974 xây dựng 6 phòng học cấp 4 do PHHS đóng góp.
- Các năm học từ 1974–1979 xây thêm 10 phòng học cấp 4 cũng do PHHS đóng góp.
- Năm học 1994–1995: xây dựng phòng vi tính vốn tổng kinh phí 40 triệu đồng do PHHS đóng góp xây dựng, Sở GD-ĐT cấp cho 10 máy vi tính, 1 máy in.
- Năm học 1995–1996: với nguồn kinh phí từ ngân sách và PHHS đã xây dựng được phòng thí nghiệm Hóa-Sinh.
- Năm học 1996–1997 xây dựng dãy lầu 21 phòng học với tổng kinh phí 1 tỉ 200 triệu đồng trong đó nhân dân ở địa phương đã đóng góp 300 triệu đồng.
Và từ đó đến năm học 2007-2008 nhà trường chưa được đầu tư xây dựng cơ bản cũngnhư kinh phí tu bổ sửa chữa lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây trong chươngtrình đầu tư cho trường phấn đấu đạt chuẩn Quốc Gia và chương trình đổi sáchlớp 10,11 Sở GD-ĐT và UBND TX.TDM đã đầu tư cho Trường 1 phòng thực hành Lý, 1phòng vi tính và 1 số trang thiết bị hiện đại khác.
2. Về học sinh:
Năm học 2006–2007 Trường được sát nhập Trường THPT BC Bình Phú vào và từ nămhọc 2007–2008 Trường tách khối THCS ra thành lập Trường THCS Tân Định. Cụ thểsố lượng học sinh 5 năm qua như sau:
Năm học
|
2003-2004
|
2004-2005
|
2005-2006
|
2006-2007
|
2007-2008
|
Lớp
|
49
|
49
|
44
|
57
|
42
|
Học sinh
|
2125
|
2148
|
1972
|
2394
|
1763
|
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN:
1. Về công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức tác phong:
a. Đối với giáo viên :
- Thường xuyên tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ. Tổchức cho CB-GV-NV nghiên cứu, học tập đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Trungương, của Tỉnh, của ngành và của Thị xã nên tất cả đều chấp hành tốt các chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước của địa phương và các quiđịnh của ngành, của trường. Trong 5 năm qua không có cá nhân nào vi phạm phápluật và kỷ luật lao động.
- Tất cả CB-GV-NV tích cực tham gia các phong trào thi đua do ngành hoặc địaphương phát động và đạt kết quả cao. Thực hiện tốt các cuộc vận động “Dân chủ –Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, “Xây dựng nếp sống mới trên địa bàn dâncư”, “Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương”… Mỗi CB-GV-NV thực hiện tốt nếpsống văn minh, gia đình văn hóa và sinh đẻ có kế hoạch.
b. Đối với học sinh :
- Trường tổ chức tốt cho học sinh học tập Điều lệ Trường THPT, nội qui của nhàtrường, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, triển khai thực hiện cuộc vận động"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ Chí Minh", thường xuyên chúý rèn luyện học sinh có thói quen biết đi thưa về trình, biết chào hỏi khi gặpthầy cô giáo, người lớn tuổi, chấp hành đúng giờ giấc, tác phong, giữ gìn vệsinh chung, vệ sinh cá nhân, bảo quản tài sản, không viết bậy vẽ bậy, không nóitục chửi thề, không đánh nhau, nhặt của rơi trả lại người bị mất, chấp hành tốtluật lệ giao thông, ...
- Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường, làm tốt công táctình nguyện tại địa phương theo qui định được đoàn thể địa phương đánh giá cao,tích cực rèn luyện bản thân và giúp đỡ bạn bè.
- Kết quả xếp loại hạnh kiểm khá-tốt trong 5 năm qua luôn duy trì ở mức cao,không có trường hợp học sinh sử dụng ma túy trong trường học:
Năm học
|
TS học sinh
|
Tốt (%)
|
Khá (%)
|
T.Bình (%)
|
Yếu (%)
|
2003-2004
|
2125
|
79.6
|
17.4
|
2.8
|
0.2
|
2004-2005
|
2143
|
84.0
|
10.9
|
4.6
|
0.5
|
2005-2006
|
1972
|
83.8
|
11.5
|
4.0
|
0.7
|
2006-2007
|
2385
|
79.9
|
15.9
|
3.5
|
0.7
|
2007-2008
|
1763
|
75.9
|
18.4
|
4.8
|
0.9
|
2. Công tác giảng dạy và học tập:
a. Phong trào dạy tốt:
- Hằng năm, tất cả giáo viên đều tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn như bồidưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng thay sách.
- Nề nếp soạn giảng, chấm trả bài được thực hiện tốt.
- Phong trào thi giáo viên giỏi, viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm được duytrì tốt trong 5 năm qua.
- Giáo viên thường xuyên truy cập vào Internet để tìm kiếm thông tin phục vụcho giảng dạy. Nhà trường đã được Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Dương tặng bằng khenvề phát triển internet rộng rãi trong khu vực.
- Nhà trường đã tổ chức cho giáo viên của trường học tin học nhiều năm liền,đến nay đã có trên 90% giáo viên của Trường đã có chứng chỉ A tin học trở lên.Đây là cơ sở để nhà trường đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việcgiảng dạy và quản lý trong nhà trường. Nhiều tiết lên lớp của giáo viên đều cóứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chương trình Quản lý học sinh để quản lývề điểm số và hạnh kiểm học sinh, ...
- Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, mỗi tháng 2 buổi: 1buổi thao giảng chuyên đề 1-2 tiết, góp ý, sinh hoạt chuyên môn; 1 buổi còn lạicó thể dùng thao giảng hoặc sinh hoạt chuyên đề (CLB, trao đổi việc soạn giáoán mới, trao đổi việc thực hiện chương trình,…).
- Chất lượng giảng dạy của giáo viên giỏi đạt 30%, khá đạt 40%, trungbình đạt 30%, yếu 0%. Mỗi năm có từ 15 đến 20 giáo viên đạt chiến sĩ thiđua cấp cơ sở, từ 3 đến 5 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Trường có 1cán bộ quản lý đạt danh hiệu “ Nhà giáo ưu tú”, 1 được tặng thưởng HCLĐ III.
b. Phong trào học tốt:
- Nề nếp kỷ luật học sinh được duy trì khá tốt, đã làm cơ sở cho phong trào họctốt trong nhà trường. Sau mỗi tuần đều có sơ kết đánh giá thi đua; sau mỗitháng, mỗi học kỳ có sơ kết thi đua phát thưởng đã kích thích phong trào thiđua học tập trong học sinh.
- Hằng năm nhà trường vận động từ các công ty, các tổ chức xã hội, các mạnhthường quân và PHHS nguồn kinh phí với trên 40 triệu đồng để trao học bổng chohọc sinh nghèo học giỏi.
- Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, nâng cao chohọc sinh dự thi vào ĐH-CĐ được nhà trường tổ chức thường xuyên và đạt được hiệuquả cao.
- Trong 5 năm quacó 62 học sinh giỏi cấp tỉnh.
- Kết quả xếp loạihọc lực 5 năm qua như sau:
Năm học
|
TS học sinh
|
Giỏi (%)
|
Khá (%)
|
TBình (%)
|
Yếu (%)
|
Kém (%)
|
2003-2004
|
2125
|
9.9
|
33.1
|
47.9
|
8.9
|
0.2
|
2004-2005
|
2143
|
11.0
|
46.8
|
37.9
|
4.2
|
0.1
|
2005-2006
|
1972
|
11.4
|
43.9
|
40.8
|
3.7
|
0.0
|
2006-2007
|
2385
|
7.7
|
31.4
|
51.6
|
9.2
|
0.1
|
2007-2008
|
1763
|
3.6
|
29.9
|
53.2
|
13.0
|
0.3
|
- Kết quả học sinh lên lớp, tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào ĐH-CĐ:
Năm học
|
HS lên lớp (%)
|
Tốt nghiệp (%)
|
TTuyển ĐH-CĐ (%)
|
2003-2004
|
95.1
|
90.2
|
20.1
|
2004-2005
|
96.5
|
95.4
|
19.2
|
2005-2006
|
95.0
|
97.1
|
21.1
|
2006-2007
|
95.73
|
82.4 (có 4/14 lớp 12 bán công)
|
28.3 (có 4/14 lớp 12 bán công)
|
2007-2008
|
92.3
|
78.12 (có 6/16 lớp 12 bán công)
|
27.2 (có 6/16 lớp 12 bán công)
|
3. Hoạt động lao động, hướng nghiệp và học nghề :
a. Lao động:
- Tổ chức đầy đủ các buổi lao động theo qui định. Trồng và chăm sóc được 70 câyxanh bóng mát, chăm sóc hoa kiểng và vườn cây thuốc nam được tươi tốt quanhnăm. Lao động vệ sinh trường, lớp, bảo quản và tu sửa bàn ghế ...
- Tham gia các đợt lao động công ích ở địa phương, chăm sóc gia đình thươngbinh, gia đình liệt sĩ và neo đơn.
b. Hướng nghiệp:
- Triển khai chương trình hướng nghiệp cho các khối lớp theo chương trình quiđịnh. Hằng năm mời các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đếntrường để trực tiếp tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.
c. Học nghề:
- Liên kết với trung tâm KTTH HN Thị xã TDM tổ chức học nghề khối 10,11 với100% học sinh tham gia và đạt kết quả bình quân 98% có giấy chứng nhận nghề,trong đó có trên 70% khá giỏi.
- Tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi kỹ thuật, hàng năm đều đạt giải cao (có từ 2đến 3 học sinh đạt giải cá nhân).
4. Hoạt động văn nghệ - thể dục thể thao :
a. Văn nghệ:
- Tổ chức hội diễn văn nghệ toàn trường mỗi năm 1 lần nhân dịp kỷ niệm thànhlập Đoàn.
- Dự thi tiếng hát học đường do Đài Truyền hình và Sở GD&ĐT Bình Dương tổchức hằng năm.
b. Giáo dục thể chất và quốc phòng:
- Thực hiện nghiêm túc chương trình dạy thể dục chính khóa, chương trình giáodục quốc phòngï cho học sinh hàng năm theo qui định.
- Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa câu lạc bộ điền kinh, võ thuật, các môn cờ, cầulông, bóng chuyền, ...
- 5 năm liền đơn vị đạt đơn vị tiên tiến TDTT của tỉnh.
- Tham dự Hội khỏe phù đổng và Đại hội thể dục thể thao hằng năm đều đạt thứhạng cao:
+ Năm 2003-2004: đạt hạng 5 toàn đoàn .
+ Năm 2004-2005: đạt hạng 9 toàn đoàn.
+ Năm 2005-2006: đạt hạng 7 toàn đoàn.
+ Năm 2006-2007: đạt hạng 3 toàn đoàn.
+ Năm 2007-2008: đạt hạng 5 toàn đoàn.
5. Hoạt động Chi bộ, đoàn thể :
a. Hoạt động Chi bộ Đảng:
Chi bộ lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động của nhà trường, đặt biệt là côngtác chính trị tư tưởng. Tất cả đảng viên đều gương mẫu nên vận động được quầnchúng toàn tâm toàn ý với công tác được giao. Trong 5 năm qua chi bộ đã pháttriển được 12 đảng viên mới. Thành tích của chi bộ trong các năm như sau:
Năm 2003: Chi bộ đạt danh hiệu "Trong sạch vững mạnh tiêu biểu"
Năm 2004: Chi bộ đạt danh hiệu "Trong sạch vững mạnh tiêu biểu"
Năm 2005: Chi bộ đạt danh hiệu "Trong sạch vững mạnh tiêu biểu". Tỉnhủy tặng bằng khen tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 3 năm liền.
Năm 2006: Chi bộ đạt danh hiệu "Trong sạch vững mạnh tiêu biểu".
Năm 2007: Chi bộ đạt danh hiệu "Trong sạch vững mạnh". Tỉnh ủy tặngcờ tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền.
b.Hoạt động Công Đoàn: vận động CB-GV-NV thực hiện tốt các cuộcvận động “Dân chủ hóa trong trường học“, “kỷ cương - tình thương - tráchnhiệm“, đẩy mạnh các phong trào “thi đua hai tốt“, “xây dựng gia đình văn hóa“,“sinh đẻ có kế hoạch“. Thành tích của công đoàn trong các năm học qua như sau:
+ Năm 2003-2004: Công đoàn đạt VMXS, LĐLĐ Tỉnh tặng bằng khen; 2 tổ Văn vàSử-Địa-GDCD và 2 cá nhân được LĐLĐ Tỉnh tặng bằng khen; 6 cá nhân được Côngđoàn ngành GD tỉnh tặng giấy khen.
+ Năm 2004-2005: Công đoàn đạt VMXS, LĐLĐ Tỉnh tặng bằng khen; 1 cá nhân đượcTổng LĐLĐ tặng bằng khen; tổ Sử-Địa-GDCD và 3 cá nhân được LĐLĐ Tỉnh tặng bằngkhen; 9 cá nhân được Công đoàn ngành GD tỉnh tặng giấy khen.
+ Năm 2005-2006: Công đoàn đạt VMXS, LĐLĐ Tỉnh tặng bằng khen; 3 cá nhân đượcLĐLĐ Tỉnh tặng bằng khen; tổ Văn và tổ Hóa-Sinh và 11 cá nhân được Công đoànngành GD tỉnh tặng giấy khen.
+ Năm 2006-2007: Công đoàn đạt VMXS, LĐLĐ Tỉnh tặng bằng khen; 2 cá nhân đượcLĐLĐ Tỉnh tặng bằng khen; 2 cá nhân được Công đoàn ngành GD tỉnh tặng giấy khen.
+ Năm2007-2008: Công đoàn đạt VMXS, LĐLĐ Tỉnh tặng bằng khen; 4 cá nhân được LĐLĐTỉnh tặng bằng khen; 2 tổ Văn và Sử-Địa-GDCD và 14 cá nhân được Công đoàn ngànhGD tỉnh tặng giấy khen.