I. Giới thiệu khái quát về sự thành lập trường:
- Trước những năm 1930, làng An Mỹ chưa có trường học; muốn được học, con em dân làng phải đi bộ 6 cây số ra chợ Thủ mới có trường tiểu học. Nếu học lên Trung học thì phải về Sài Gòn mới có trường để học.
- Vào khoảng năm 1934-1935, An Mỹ có được một trường làng. Năm 1943 có trường Tiểu học Phú Hữu (Cơ sở 1 ngày nay). Năm 1948, trường Tiểu học An Mỹ được xây dựng (Cơ sở 2 ngày nay).
- Luật sư Trần Văn Trai,người gốc làng An Mỹ, thấu hiểu nổi khó khăn vất vả của con em trong làng và nhiều thôn quê hẻo lánh khác. Ông quyết tâm xây dựng một trường Trung học tại quê nhà, tạo điều kiện cho con em trong làng được tiếp tục sự học để nâng cao dân trí, dân sinh sau này.
- Với tư cách là giáo sư dạy Pháp văn tại trường Trung học Mỹ Tho (từ năm 1935), Luật sư Trần Văn Trai hội đủ điều kiện để xin Bộ Giáo Dục cho phép mở tại An Mỹ một trường Trung học tư thục dạy từ lớp Đệ thất (lớp 6 ngày nay), đến lớp Đệ nhất (lớp 12 ngày nay).
- Được sự chấp thuận của Bộ Giáo Dục, Luật sư Trần Văn Trai đã nhờ kiến trúc sư Võ Văn Tần vẽ đồ án, và đặt thầu khoán Lý Thi (người Hoa ở Chợ Lớn) để xây trường. Luật sư Trần Văn Trai đã chọn địa bàn xây dựng trường tại “Bàu Ông Đặng”, đất của Võ Văn Lộc.
- Lúc ấy nước mưa cả làng đều đổ vào bàu này; vùng trũng nước không canh tác được. Ông Võ Văn Lộc là chủ đất đã thuận bán đất này cho luật sư Trần Văn Trai xây trường (dân làng An Mỹ vẫn quen gọi là trường ông Trai).
- Trường được xây dựng từ năm1958. Với một dãy chính diện có 7 phòng.Một phòng Giám hiệu và 6 phòng học.
II. Quá trình phát triển của trường:
1. Chặng đường 1958 - 1975:
- Năm học đầu tiên 1958-1959,trường còn mượn tạm cơ sở ở Tiểu học An Mỹ cho học sinh học tạm khoảng 3 tháng, sau các em mới vào học ngôi trường mới.
- Hiệu trưởng đầu tiên là Luật sư Trần Văn Trai.
- Niên khóa đầu tiên, trường có hai lớp Đệ thất với khoảng 100 học sinh. Giáo viên giảng dạy hầu hết được ông hợp đồng thỉnh giảng từ Sài Gòn lên như: Thầy Vũ Quý Phách, Thầy Chung Thanh, Thầy nguyên, Cô Hương, Thầy Vàng và một số thầy cô khác…Bản thân ông nhận dạy trực tiếp môn Pháp văn vào các ngày thứ sáu và thứ bảy hàng tuần. Học phí mỗi tháng khoảng 60 đồng (bằng 50% học phí của các trường tư thục ngoài chợ Thủ).
- Năm 1959, trường Trung học An Mỹ trở thành trường công lập (là cơ sở 2 của trường Trung học Trịnh Hoài Đức) có một lớp Đệ thất với 61 học sinh (có danh sách học sinh khóa I kèm theo). Lúc đầu chỉ có 4 giáo sư về dạy: thầy Hiển, thầy Kiệt, cô Thịnh, cô Oanh…Hiệu trưởng là thầy Trương Văn Di.
- Năm học 1959-1960, 2 lớp Đệ thất nhập lại thành một lớp Đệ lục và tuyển mới 2 lớp Đệ thất.
- Năm học 1960-1961 có một lớp Đệ ngũ, hai lớp Đệ lục và hai lớp Đệ thất.
- Năm học 1961-1962 có 1 lớp Đệ tứ, 2 lớp Đệ ngũ, 2 lớp Đệ lục, 2 lớp Đệ thất. Cuối năm học, Lớp Đệ tứ đầu tiên của trường thi tốt nghiệp Trung học Đệ nhất cấp đậu 80%. Một số thi tuyển đậu vào trường Trịnh Hoài Đức học lớp Đệ tam (công lập).
- Đến năm học 1966-1967, trường Trung học công lập An Mỹ có đủ từ lớp Đệ thất đến lớp Đệ nhất (từ lớp 6 đến lớp 12).
- Năm 1968, do ảnh hưởng biến động, trường bị hư hại nhiều.
- Năm học 1968-1969 và 1969-1970: học sinh An Mỹ phải dời ra học nhờ ở trường Tiểu học quận lỵ Châu Thành (Trường THCS Chu Văn An ngày nay); mượn thêm 4 phòng học ở trường Garden (Nay là trường Phú Thọ) cho khối lớp Đệ lục học. Các thầy cô giảng dạy là: Cô Oanh, Cô Vân, Cô Quế…
- Khi đó, đã nảy sinh vấn đề đấu tranh để chọn địa điểm xây trường một cách gay gắt vì học sinh ngoài chợ vào An Mỹ học chiếm 2/3, học sinh An Mỹ, Phú Hữu, Phú Chánh chiếm 1/3. Dự kiến sẽ xây dựng trường mới ở ngoài Chợ Thủ.
- Luật sư Trần Văn Trai lúc bấy giờ với tư cách là người sáng lập trường, đồng thời là Hội Trưởng Hội Phụ Huynh học sinh; Ông đã tác động về Bộ Giáo dục và vận động các phụ huynh học sinh cho xây dựng lại trường, địa điểm vẫn đặt tại làng An Mỹ. Ban đại diện phụ huynh lúc này có các ông: Nguyễn Văn Thị (Năm Thị), Nguyễn Văn Cổm (Năm Cổm), Phan Văn Mòi (Năm Mòi), cùng tất cả phụ huynh đã biểu quyết thống nhất xin xây dựng lại trường Trung học công lập An Mỹ tại địa điểm cũ. Cuối cùng, Bộ Giáo dục đã chấp thuận cho xây dựng lại trường ở An Mỹ.
- Vào thời điểm đang xây dựng đình làng An Mỹ, do thầu khoán Lê Văn Thám (ông sáu Đúng) xây dựng. Luật sư Trần Văn Trai liền đặt ông Lê Văn Thám xây dựng lại trường mới. Có hai dãy mới hình chữ U, dãy chính diện có một lầu được tu bổ lại… Mọi chi phí do Luật sư Trần Văn Trai tự đóng góp và vận động các phụ huynh, các ân nhân hỗ trợ.
- Năm học 1970-1971, các học sinh trở về học ngôi trường cũ của mình đã được xây dựng mới.
- Chiếc xe lam đưa rước học sinh (điểm rước tại nhà lầu Phú Cường và ngược lại). Sau tổ hợp xe lam góp tiền mua một chiếc xe bus để đưa đón học sinh đi về…
2. Chặng đường 1976 - 1992:
- Từ năm 1976 đến năm 1992, Trường Trung học An Mỹ trở thành trường Sư phạm cấp II Sông Bé. Trong thời gian này, học sinh cấp II phải sáp nhập với học sinh cấp I thành Trường Phổ thông cơ sở Phú Mỹ 2, còn những học sinh cấp III của trường phải ra học tại Trường Cấp III Thị xã Thủ Dầu Một.
3. Chặng đường 1993 - 1999
- Năm 1993, Trường Sư phạm cấp II Sông Bé chuyển về cơ sở mới, trao lại cơ sở vật chất cũ này cho Phòng Giáo dục Thị xã để tổ chức giảng dạy học sinh cấp II. Tranh thủ sự thay đổi trên, cô Nguyễn Thị Tuyết (Hiệu Trưởng Trường PTCS Phú Mỹ 2 lúc bấy giờ) đã lập tờ trình xin UBND Thị Xã Thủ Dầu Một, Phòng Giáo dục Thị xã cho đổi tên trường với mong muốn khôi phục lại tên ngôi trường An Mỹ đã có từ khi mới thành lập. Và chính thức tháng 8 năm 1993, tên trường từ Trường Phổ thông cơ sở Phú Mỹ 2 thành Trường Trung học cơ sở An Mỹ.
- Năm học 1993 - 1994, Trường có 10 lớp. Trong đó:Khối 6 có 3 lớp, Khối 7 có 3 lớp, Khối 8 có 2 lớp, Khối 9 có 2 lớp. Tổng cộng có: 362 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 29 người.
- Năm học 1994 - 1995, Trường có 12 lớp.Trong đó: Khối 6 có 4 lớp; Khối 7 có 3 lớp; Khối 8 có 3 lớp, Khối 9 có 2 lớp.Tổng cộng có 457 học sinh. Tổng số CBGVNV là:25 người.
- Năm học 1995 - 1996, Trường có 14 lớp.Trong đó: Khối 6 có 5 lớp; Khối 7 có 4 lớp; Khối 8 có 3 lớp; Khối 9 có 2 lớp.Tổng cộng có 606 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 34 người.
- Năm học 1996 - 1997, Trường có 17 lớp.Trong đó: Khối 6 có 5 lớp, Khối 7 có 5 lớp; Khối 8 có 4 lớp; Khối 9 có 3 lớp.Tổng cộng có 631 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 34 người.
- Năm học 1997 - 1998, Trường có 18 lớp.Trong đó:Khối 6 có 5 lớp; Khối 7 có 5 lớp; Khối 8 có 5 lớp; Khối 9 có 3 lớp.Tổng cộng có 635 học sinh. Tổng số CBGVNV là:34 người.
- Năm học 1998 - 1999, Trường có 19 lớp. Trong đó: Khối 6 có 5 lớp; Khối 7 có 5 lớp; Khối 8 có 5 lớp; Khối 9 có 4 lớp.Tổng cộng có 659 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 44 người.
4. Chặng đường 1999 – 2013:
- Ngày 01 tháng 06 năm 1999, Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Dương ra quyết định công nhận là trường Trung học phổ thông An Mỹ (gồm hai cấp học: cấp II và cấp III).
- Năm học 1999 – 2000, Trường có 23 lớp, trong đó: Khối 6 có 4 lớp; Khối 7 có 4 lớp; Khối 8 có 4 lớp; Khối 9 có 4 lớp; Khối 10 có 7 lớp. Tổng cộng có 928 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 47người.
- Năm học 2000 – 2001, Trường có 27 lớp, trong đó: Khối 6 có 4 lớp; Khối 7 có 4 lớp; Khối 8 có 4 lớp; Khối 9 có 4 lớp; Khối 10 có 7 lớp; Khối 11 có 6 lớp. Tổng cộng có:1221 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 61 người.
- Năm học 2001 – 2002, Trường có 37 lớp, trong đó: Khối 6 có 5 lớp; Khối 7 có 4 lớp; Khối 8 có 4 lớp; Khối 9 có 4 lớp; Khối 10 có 7 lớp;Khối 11 có 7 lớp; Khối 12 có 6 lớp. Tổng cộng có :1454 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 66 người.
- Năm học 2002 – 2003, Trường có 40 lớp. trong đó: Khối 6 có 4 lớp; Khối 7 có 4 lớp; Khối 8 có 4 lớp; Khối 9 có 4 lớp; khối 10 có 9 lớp; Khối 11 có 8 lớp; Khối 12 có 7 lớp. Tổng cộng có 1302 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 78 người.
- Năm học 2004 – 2005, Trường có 40 lớp, trong đó: Khối 6 có 4 lớp; Khối 7 có 4 lớp; Khối 8 có 4 lớp; Khối 9 có 4 lớp; Khối 10 có 8 lớp; Khối 11 có 8 lớp; Khối 12 có 8 lớp. Tổng cộng có:1605 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 90 người.
- Năm học 2005 – 2006, Trường có 40 lớp, trong đó bậc học THCS tổng số lớp có 16, bậc học THPT tổng số lớp có 24 lớp.Số học sinh của Khối 6, Khối 7, Khối 8, Khối 9 là: 599 học sinh; Khối 10, Khối 11, Khối 12 là: 962 học sinh. Tổng cộng có 1561 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 92 người.
- Năm học 2006 – 2007, Trường có 40 lớp. Trong đó: Khối 6 có 4 lớp; Khối 7 có 4 lớp; Khối 8 có 4 lớp; Khối 9 có 4 lớp; Khối 10 có 8 lớp; Khối 11 có 8 lớp; Khối 12 có 8 lớp. Tổng cộng có 1631 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 92 người.
- Năm học 2007- 2008, Trường có 40 lớp. Trong đó: Khối 6 có 4 lớp; Khối 7 có 4 lớp; Khối 8 có 4 lớp; Khối 9 có 4 lớp; Khối 10 có 8 lớp; Khối 11 có 8 lớp; Khối 12 có 8 lớp. Tổng cộng có:1642 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 101 người.
- Năm học 2008 – 2009, Trường có 40 lớp, trong đó: Khối 6 có 4 lớp; Khối 7 có 4 lớp; Khối 8 có 4 lớp; Khối 9 có 4 lớp; Khối 10 có 8 lớp; Khối 11 có 8 lớp; Khối 12 có 8 lớp. Tổng cộng có:1642 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 100 người.
- Năm học 2009 – 2010, Trường có 40 lớp, trong đó: Khối 6 có 4 lớp; Khối 7 có 4 lớp; Khối 8 có 4 lớp; Khối 9 có 4 lớp; Khối 10 có 8 lớp; Khối 11 có 8 lớp; Khối 12 có 8 lớp. Tổng cộng có:1595 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 103 người.
- Năm học 2010 – 2011, Trường có 42 lớp, trong đó: Khối 6 có 4 lớp; Khối 7 có 4 lớp; Khối 8 có 4 lớp; Khối 9 có 4 lớp; Khối 10 có 8 lớp; Khối 11 có 8 lớp; Khối 12 có 8 lớp. Tổng cộng có:1596 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 103 người.
- Năm học 2011 – 2012, Trường có 42 lớp, trong đó: Khối 6 có 5 lớp; Khối 7 có 4 lớp; Khối 8 có 5 lớp; Khối 9 có 4 lớp; Khối 10 có 8 lớp; Khối 11 có 8 lớp; Khối 12 có 8 lớp. Tổng cộng có:1616 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 111 người.
- Năm học 2012 – 2013, Trường có 28 lớp, trong đó: Khối 10 có 10 lớp; Khối 11 có 9 lớp; Khối 12 có 9 lớp.Tổng cộng có: 901 học sinh. Tổng số CBGVNV là: 81 người (Trường đã tách cấp II vào tháng 7/2012).
- Năm học 2013 –2014, Trường THPT An Mỹ có 28 lớp (Khối 10: 9 lớp, Khối 11: 10 lớp. Khối 12: 9 lớp. Tổng cộng có: 883 học sinh. Tổng số CBGVNV: 85 người.
III. Danh sách các Thầy, Cô là Hiệu trưởng của trường qua các giai đoạn:
- Năm học 1959 – 1962:Thầy Trương Văn Di. (Hiệu trưởng trường THCL Trịnh Hoài Đức và chi nhánh An Mỹ).
- Năm học 1962 – 1973: Thầy Bùi Ngọc Ẩn.
- Năm học 1973-1974: Thầy Nguyễn Như Thủy.
- Năm học 1974 – 1975: Thầy Nguyễn Cộng Hòa.
- Năm học 1975 – 1976: Thầy Phan Văn Bảy.
- Năm học 1977 – 1980: Thầy Nguyễn Văn Tám.
- Năm học 1980 – 1982: Thầy Lê Văn Dậm.
- Năm học 1982 – 1983; Thầy Nguyễn Xuân Thưởng (đã mất).
- Năm học 1983 – 1984: Thầy Dương Khánh Hòa.
- Năm học 1984 – 1985: Thầy Trần Mậu Thành.
- Năm học 1985 – 1986 đến năm học 2005- 2006: Cô Nguyễn Thị Tuyết.
- Năm học 2006 – 2007 đến năm 2009: Thầy Trần Đình Hàng.
- Năm học 2009 – 2000 – đến năm học 2013 - 2014:Cô Nguyễn Thị Tuyết.
- Năm học 2014 – 2015: Thầy Võ Tánh Danh.
IV. Thành tích chung nhiều năm liền của đơn vị:
- Đơn vị trường: đạt danh hiệu Trường TTXS: Tỉnh khen, Bộ GD&ĐT khen, Thủ tướng Chính phủ khen, Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng III, Trường chuẩn Quốc gia (lần 1), Trường chuẩn Quốc gia (tái công nhận – lần 2)…
- Công đoàn trường: đạt danh hiệu CĐCS “Vững mạnh xuất sắc” CĐGD Tỉnh khen, LĐLĐ Tỉnh khen, CĐGD Việt Nam khen…
- Đoàn trường: đạt danh hiệu “Đoàn trường vững mạnh xuất sắc”: Thị đoàn khen, Thành đoàn khen, Tỉnh Đoàn khen, Trung ương Đoàn Việt Nam khen…
- BĐD/CMHS: Trưởng Ban Đại diện CMHS cùng các vị trong Ban Thường trực được đánh giá tích cực và xuất sắc.
- (Trưởng ban Đại diện hiện nay là Ông Đỗ Văn Cuốn).
1. Thành tích nổi bật năm học 2012 - 2013:
2. Thành tích nổi bật năm học 2013 - 2014:
3. Thành tích nổi bật năm học 2014 - 2015:
4. Thành tích nổi bật năm học 2015 - 2016:
Kết luận:
- Trải qua quá trình hơn năm mươi năm xây dựng và phát triển, Trường Trung học An Mỹ đã đào tạo được nhiều thế hệ học sinh ưu tú góp phần xây dựng mảnh đất Bình Dương, tổ quốc Việt Nam ngày thêm tươi đẹp; làm vẻ vang cho lịch sử, truyền thống nhà trường. Tất cả đã và đang tiếp tục làm việc, đóng góp trí tuệ và tình cảm của mình cho sự nghiệp phát triển của quê hương, đất nước…
- Tự hào về ngôi trường thân yêu, các thế hệ học sinh An Mỹ không quên công ơn người đã sáng lập ra Trường, các Thầy Cô đã dạy dỗ, dìu dắt các em qua nhiều niên khóa…
- Tiếp bước truyền thống, lớp trẻ học sinh THPT An Mỹ hôm nay nguyện sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện nhân cách. Tất cả tự hào mình đã được nuôi dưỡng, giáo dục trong chiếc nôi An Mỹ thân yêu, quyết tâm “Giữ gìn và phát huy truyền thống, cùng hướng đến tương lai”…
Thành phố Thủ Dầu Một, tháng 10/2016
-Tiếp tục chắp bút –
Theo “Lược Sử 50 năm Truyền thống Trường THPT An Mỹ”
Tập thể CB.VC và Học sinh Trường THPT An Mỹ
Những năm đầu khi mới thành lập…
Đến hôm nay – THPT An Mỹ