CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bàu Bàng , ngày… tháng … năm 2015
Trả lời thi tìm hiểu Hiến pháp năm 2013
Câu1: Từnăm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiếnpháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa (nay là nước CHXHCN VN) đếnnay nước ta có 5 bản Hiến pháp (HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992(sửa đổi bổsung năm 2001), HP năm 2013). các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vàongày tháng năm như sau:
- HP năm 1946 được Quốc hội thông qua ngày09/11/1946
- HP năm 1959 được Quốc hội thông qua ngày31/12/1959
- HP năm 1980 được Quốc hội thông qua ngày18/12/1980
- HP năm 1992 được Quốc hội thông qua ngày15/4/1992; được sửa đổi, bổ sung vào ngày 25/12/2001
- HP năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày28/11/2013
Câu 2: Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, nămnào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêuđiều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổsung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?
- Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua ngày 28/11/2013 (HP năm 2013) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm2014.
- So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có 07 điềuđược giữ nguyên, sửa đổi 101 điều, bổ sung 12điều.
- Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất?Vì sao?
Thống nhất quản lý nền hành chính quốcgia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trongcác cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếunại, tố cáo của công dân, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước;lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy bannhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạođiều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn do luật định.
Bản Hiến pháp Quốc hội thôngqua lần này là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, làm việc cần mẫn, tâmhuyết, tận tụy, nghiêm túc chắt lọc tinh hoa trí tuệ của toàn dân, tiếp thu ýkiến xác đáng của cử tri trong và ngoài nước, các chuyên gia, nhà khoa học, cácngành, các cấp và cả hệ thống chính trị của các vị đại biểu Quốc hội. Do đó,bản Hiến pháp mới thể hiện tinh thần đổi mới và thể hiện được ý Đảng, lòng dân,phản ánh được nguyện vọng của đại đa số nhân dân
Câu 3: Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềNhân dân…”. Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước.
Điều2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam doNhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dânchủ đại diện thông qua QH, HĐND và các cơ quan khác của Nhà nước.(Điều 6 HP năm2013)
Dân chủ trực tiếp là gì? Nhân dân thểhiện bằng hình thức nào? Dân chủ đại diện là gì? Nhân dân thể hiện bằng hìnhthức nào? Ưu điểm của dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp? Dân chủ trực tiếp là việc Nhân dântrực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.
Ưu điểm của hình thức dân chủ trựctiếp là Nhân dân trực tiếp quyết định, phản ảnh đúng ý chí, nguyện vọng củamình nhưng hạn chế của hình thức này là nhhững vấn đề mà Nhân dân trực tiếpquyết định không nhiều vì điều kiện không cho phép.
Dân chủ đại diện là hình thức Nhân dânthông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được Nhân dân ủy quyền để thực hiệný chí của Nhân dân.
Dân chủ đại diện là phương thức chủyếu để thực hiện quyền lực nhân dân. Dân chủ đại diện có ưu điểm là chúng taquản lý được mọi mặt đời sống xã hội, nhưng có hạn chế là ý chí, nguyện vọng củangười dân phải qua trung gian của ngừoi đại diện, có thể bị méo mó bởi nhiều lýdo như trình độ nhận thức, quan điểm, lợi ích...
Câu 4: Nhữngquy định nào của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc?
Bình đẳng, đoànkết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ là quan điểm mang tính nguyên tắc củaĐảng ta về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc. Nguyên tắc này, được thể hiện rõở Điều 5, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013.
Tại Điều 5, Hiến pháp năm 2013 ghirõ: "1. Nước CHXHCN Việt Namlà quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếngViệt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc,phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. 4. Nhànước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộcthiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước".
Tại Điều 42, Chương II Quyền conngười, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: "Công dân có quyền xác địnhdân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp";hay Điều 61, Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, côngnghệ và môi trường: "Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hảiđảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khókhăn...".
Tại khoản 1 Điều 58, khoản 1 Điều 60, khoản 2Điều 75 (Người dự thi nêu đầy đủ các nộidung của các điều khoản của Hiến pháp năm 2013).
Câu 5: Những điểmmới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nàobạn tâm đắc nhất? Vì sao?
Nhữngđiểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp mới có những sửa đổi,bổ sung và phát triển quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân sau đây:
Khẳng định ”Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cácquyền về con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xãhội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
Hiến pháp đã bổ sung nguyên tắc hạn chế quyền phù hợp vớicác công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Theo đóquyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luậttrong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, antoàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Việc hạn chế quyền con người,quyền công dân không thể tùy tiện mà phải “ theo quy định của luật”
Cùng với quy định về quyền conngười, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp khẳng định và làm rõhơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dântheo hướng: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩavụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụđối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dânkhông được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp củangười khác.
Hiến pháp quy định cụ thể nộidung những quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tráchnhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền conngười.
Về các nghĩa vụ cơ bản của côngdân được Hiến pháp ghi nhận và kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 như:nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tuân theo Hiếnpháp và pháp luật. Riêng nghĩa vụ nộp thuế được sửa đổi về chủ thể là mọi ngườicó nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
Ngoài những quyền chung của conngười, của công dân, Hiến pháp còn sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể quyền vànghĩa vụ của một số đối tượng riêng như trẻ em, thanh niên, người cao tuổi.
Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?
*Về quyền tự dokinh doanh: Tại Điều 57 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinhdoanh” thì tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự dokinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” đã mở rộng hơn về đốitượng được kinh doanh và ngành nghề được kinh doanh tạo điều kiện mọi người tựdo kinh doanh làm giàu chính đáng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài một số nộidung cơ bản trên, Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con người, quyền vànghĩa vụ cơ bản công dân đã quy định rõ ràng, cụ thể và bổ sung đầy đủ hơn sovới Hiến pháp năm 1992 như gộp các điều 65, 66, 67 và bổ sung thêm một số nộidung thành Điều 37 Hiến pháp năm 2013; tách Điều 53 Hiến pháp năm 1992 quy địnhvề công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân thành Điều 29 Hiếnpháp năm 2013: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhànước tổ chức trưng cầu ý dân”…
Hiến pháp năm 2013 quy định vềquyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là sự kế thừa tinh hoatư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hiến pháp năm 1946, đồng thời, đã thểchế hóa chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và nhà nước ta về quyền conngười, coi con người là chủ thể, là động lực quan trọng của sự phát triển đấtnước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm hướng đến mục tiêu “Dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Câu 6. Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chứcnăng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013. Phântích điểm mới về mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong thực hiện quyền lực Nhà nước?
Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chínhphủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013.
Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạncủa Quốc hội, cơ bản giữ như quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời, có sửađổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lậppháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp; cụ thể như sau:
Sửa đổi, bổ sung Điều 83 của Hiến pháp năm 1992, khẳng địnhQuốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nướccao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp,quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạtđộng của Nhà nước (Điều 69).
Quy định rõ, khả thi và phù hợp hơn trong điều kiện pháttriển kinh tế thị trường định hướng XHCN quyền quyết định mục tiêu, chỉ tiêu,chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (khoản 3Điều 70) để xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm, quyền quyết định của Quốc hộivà quyền quản lý, điều hành của Chính phủ.
Tiếp tục quy định Quốc hội quyết định phân chia các khoảnthu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyếtđịnh dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương,phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; bổ sung thẩm quyền Quốc hội quyết địnhmức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ (khoản 4 Điều 70).
Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn việcbổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (khoản 7 Điều70) để phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình Tòa án nhân dân, làm rõ hơn vai tròcủa Quốc hội trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện quyền tư pháp, đồng thờinâng cao vị thế của Thẩm phán theo tinh thần cải cách tư pháp.
Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc giám sát, quy địnhtổ chức và hoạt động, quyết định nhân sự đối với Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểmtoán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập (các khoản 2, 6, 7 và 9Điều 70).
Tiếp tục quy định việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữchức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (khoản 8 Điều 70).
Quy định rõ và hợp lý hơn các loại điều ước quốc tế thuộcthẩm quyền phê chuẩn hoặc bãi bỏ của Quốc hội (khoản 14 Điều 70).
Ngoài điểm mới đã nêu ở trên, ở mức độkhái quát, có thể thấy quy định của Hiến pháp (sửa đổi) còn có một số điểm mớicụ thể như sau:
Mộtlà, Hiến pháp đã sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủtheo hướng khái quát, hợp lý hơn, phù hợp với vị trí hành pháp của Chính phủ(Điều 96).
Bên cạnh quyền trình dự án luật, Hiếnpháp (sửa đổi) đã bổ sung quyền ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ nhưmột nhiệm vụ, quyền hạn độc lập của chức năng hành pháp tại Điều 100:"Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, TT cơ quan ngang bộ ban hànhvăn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thihành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định củaluật".
Trong mối quan hệ với Quốc hội: Hiếnpháp (sửa đổi) đã bỏ quy định về thẩm quyền của Quốc hội quyết định chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh, tạo điều kiện cho Chính phủ và các chủ thể khácchủ động, linh hoạt trong việc đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh; phân định rõhơn phạm vi chính sách và các vấn đề quan trọng do Quốc hội quyết định (trongmột số lĩnh vực Quốc hội chỉ quyết định các chính sách cơ bản). Chính phủ cóquyền ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể để quản lý, điều hành; phânđịnh rõ và phù hợp hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chínhphủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốctế... Theo đó, Chính phủ có thẩm quyền "Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốctế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gianhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ,trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều70" (khoản 7 Điều 96).
Hailà, Hiến pháp quy định rõ cơ cấu, thành phần của Chính phủ"gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng vàThủ trưởng cơ quan ngang bộ". Như vậy, Hiến pháp (sửa đổi) đã bỏ cụm từ"các thành viên khác" so với Hiến pháp năm 1992 và bổ sung quy định"cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quy định" để trêncơ sở đó sẽ quy định trong luật về cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ nhằmbảo đảm tính ổn định.
Balà, Hiến pháptăng cường vai trò, vị thế và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ (Điều98)
Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướngChính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng và bổ sung quy định PhóThủ tướng "chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụ được phâncông".
Bốnlà, Hiến pháptăng cường vai trò, trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ.
-Về Tòa án nhândân: Tại Khoản 1 Điều102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Sovới Hiến pháp năm 1992 thì ngoài chức năng xét xử thì Tòa án nhân dân còn thựchiện quyền tư pháp.
Khoản 2 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quyđịnh “Tòaán nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do Luật định” cho phù hợp với chủ trương cải cách tưpháp theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị là xác định tổ chức hệ thống Tòa ántheo cấp xét xử không phụ thuộc vào địa giới hành chính mà để Luật Tổ chức Tòaán nhân dân quy định, làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động tư pháp,phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền.
Bổ sung Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm2013 quy định về nhiệm vụ của TAND là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã thể hiện rõ nét về nhiệm vụ của Tòa án,đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ Tòa án.
Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 cũng đã sắpxếp và bổ sung một số nội quan trọng tại Điều 103, cụ thể như: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hộithẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; Thẩm phán, Hội thẩmxét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhâncan thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm; Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợpđặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ ngườichưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự,Tòa án nhân dân có thể xét xử kín; Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết địnhtheo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; nguyên tắc tranh tụngtrong xét xử được bảo đảm; chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm; quyềnbào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự đượcbảo đảm”.
-Về quyền lực nhà nước là thống nhất:Theo Hiến pháp sửa đổi năm2013, quyền lực nhà nước ta thống nhất là ở nhân dân. Quan niệm thống nhấtquyền lực nhà nước là ở nhân dân thể hiện ở nguyên tắc“Tất cả quyền lực nhànước thuộc về nhân dân”. -Về “phân công, phối hợp, kiểm soátgiữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,tư pháp” Theo đó, trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã tiến một bước mới trong việc phâncông quyền lực nhà nước. Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta chỉ rõ Quốc hộithực hiện quyền lập hiến (không còn là duy nhất có quyền lập hiến như Hiến phápnăm 1992), quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ thực hiện quyền hành pháp (Điều94), Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102). Việc xác nhận các cơquan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một sự đổimới quan trọng, tạo điều kiện để làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạncủa mỗi quyền. Một là, đối với quyền lập pháplà quyền đại diện cho nhân dân thể hiện ý chí chung của quốc gia. Hailà, quyền hành pháp là quyền tổchức thực hiện ý chí chung của quốc gia do Chính phủ đảm trách. Ba là, quyền tư pháp là quyền xét xử, được nhân dân giao cho Tòa án thực hiện. Về kiểm soát quyền lực nhà nước, ngoài việc phân công mạch lạc nhiệm vụ, quyềnhạn của các quyền để tạo cơ sở cho kiểm soát quyền lực; Hiến pháp sửa đổi năm2013 còn tạo lập cơ sở hiến định để hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luậtđịnh (Điều 119). Đồng thời, Hiến pháp giao cho: Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa ánnhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệmbảo vệ Hiến pháp. Câu 7: Cấp chính quyền địa phươngquy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm những cơ quan nào? Bạn hãy nêu nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với Nhân dân.
Khoản 1 Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nướcchia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xãvà thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận,huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn;thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập ".
“Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đôthị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định” (Điều 111).
*Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối vớiNhân dân.
- Quy định về Hội đồng nhân dân: Hiếnpháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các quy định về HĐND trong Hiến pháp năm 1992.Theo đó, khoản 1 Điều 113 tiếp tục quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhànước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhândân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dânđịa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Khoản 2 Điều 113 quy định rõ chứcnăng và nhiệm vụ của HĐND địa phương. HĐND thực hiện 02 loại chức năng là“quyết định” và “giám sát”:
HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luậtđịnh;
HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luậtở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.
Như vậy, HĐND sẽ quyết định chính sách địa phươngvề việc thực hiện công vụ địa phương; đồng thời giám sát việc thực hiện cácchính sách này. Trong khi đó, đối với các công vụ của Trung ương giao cho chínhquyền địa phương thực hiện thì HĐND có trách nhiệm giám sát việc triển khaicông việc này. Cách quy định như trên là phù hợp với những điểm mới trong quyđịnh tại Điều 112 về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.
- Quy định về Ủy ban nhân dân: Hiếnpháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các quy định về UBND trong Hiến pháp năm 1992theo hướng: Ở cấp chính quyền nào có HĐND thì UBND ở nơi ấy phải do HĐND bầu ravà được xác định là “cơ quan chấp hành của HĐND”, “cơ quan hành chính nhà nướcở địa phương”. Cụ thể, theo quy định tại Điều 114, “UBND ở cấp chính quyền địaphương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chínhnhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhànước cấp trên.” Tuy nhiên, quy định về UBND trong Hiến pháp mới cũng thể hiệnsự đổi mới theo hướng: Ở những đơn vị hành chính không được xác định làmột cấp chính quyền địa phương, thì cơ quan quản lý hành chính ở nơi đó đượcthành lập như thế nào là do luật định. Về chức năng, nhiệm vụ của UBND, khoản 2Điều 114 tiếp tục quy định “UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ởđịa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND”, đồng thời, có bổ sung nhiệmvụ “thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.”
+Điều 113
1. Hội đồng nhân dân là cơ quanquyền lực nhànước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhândân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phươngvà cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Hội đồng nhân dân quyết địnhcác vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp vàpháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
+Điều 114
1. Uỷ bannhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơquan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,chịu trách nhiệm trướcHội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2. UBND tổ chức việc thi hành Hiếnpháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ docơ quan nhà nước cấp trên giao.
Câu 8: Hiếnpháp năm 2013 quy định như thế nào về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri và Nhân dân?
Đại biểu Quốc hội là người đại diệncho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình vàcủa Nhân dân cảnước.(Khoản 1 điều 79)
Đại biểu Quốc hội liên hệ chặtchẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ýkiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thựchiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của QH;trả lời yc và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếunại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo..(Khoản2 điều 79)
Đại biểu Hội đồng nhân dân là ngườiđại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dânđịa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạtđộng của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cửtri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhândân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sáchcủa Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham giaquản lý nhà nước. (Khoản 1, Đ 115)
Câu 9: “…Nhândân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (trích Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013) Theo bạn, Nhà nước và mỗi người dân cótrách nhiệm làm gì và làm như thế nào để thi hành và bảo vệ Hiến pháp?